Máy lọc nước RO là sản phẩm được nhiều người ưa chuộng, sơ đồ máy lọc nước RO như thế nào? Nguyên lý hoạt động và cách lắp đặt ra sao? Cùng tìm hiểu chi tiết thông tin giải đáp chi tiết qua bài viết sau đây nhé!
1. Sơ đồ máy lọc nước RO cơ bản
- Thứ 1: Để máy lọc RO hoạt động thì yêu cầu chúng ta cần phải nối ống dẫn nước từ máy vào bên trong bể chứa và lắp thêm van cấp nước giúp điều chỉnh hoặc ngắt nguồn nước khi có nhu cầu.
- Thứ 2: Sau đó chúng ta lắp đặt 3 lõi lọc cấp 1, 2 và 3 đúng theo vị trí trong tủ.
+ Dùng van áp thấp cùng với van điện từ và bơm áp giữa lõi số 1 và lõi lọc số 2.
+ Van áp thấp sẽ giúp cho việc đo áp lực nước đầu vào và nếu như áp lực nước của đầu vào không đủ mạnh thì máy ngừng không hoạt động. Bởi theo như tiêu chuẩn áp lực nước đầu vào bắt buộc phải từ 3m trở lên. Còn với van điện từ nó sẽ tự động đóng mở cũng như kiểm soát chất lượng của dòng chảy.
- Thứ 3: Thực hiện nối dây RO vào trong đầu lõi lọc 1. Khi nối yêu cầu quấn thêm băng tan và xiết chặt ốc giúp đảm bảo nước không bị rò rỉ vào trong màng RO.
- Thứ 4: Cuối cùng lắp đặt các lõi chức năng cùng với bình áp máy lọc RO.
Với sơ đồ máy lọc nước RO trên đây sẽ giúp bạn lắp đặt được dễ dàng hơn. Tiếp sau đây sẽ là cấu tạo của máy lọc nước RO.
2. Cấu tạo máy lọc nước RO
Các bạn có thể dễ dàng nhận thấy máy lọc nước RO có cấu tạo gồm 2 thành phần chính:
- Hệ thống lõi lọc
- Các linh phụ kiện đi kèm
2.1. Hệ thống lõi lọc RO
- Đây là thành phần linh kiện tiêu hao của hệ thống lõi lọc nước, sau một thời gian sử dụng thì người dùng cần phải thay lõi lọc mới để chất lượng lọc được tốt nhất.
- Một máy lọc nước RO tiêu chuẩn thông thường sẽ có 5 cấp lọc và sẽ được bổ sung thêm tùy vào chất lượng của từng cấp lọc nước, nhu cầu của người dùng
+ Cấp lọc 1 - 3: đây là các cấp lọc thô thường để lọc rỉ sét, bùn đất, các tạp chất hữu cơ, các chất béo hòa tan trong nước, rong rêu, bọ gậy,...
+ Cấp lọc 4: Đây là cấp lọc quan trọng nhất trong máy lọc nước RO, đó là lọc qua màng RO với kích thước khe hở siêu nhỏ chỉ có các phân tử nước mới có thể đi qua, các tạp chất hữu cơ, hóa chất, kim loại nặng, vi khuẩn,…
sẽ bị giữ lại phía trên màng lọc và sẽ đi ra theo đường nước thải.
+ Cấp lọc 5: Có tác dụng ổn định vị ngọt và tăng độ pH cho nước.
Với cấu tạo hệ thống lõi lọc và sơ đồ máy lọc nước RO viết trên, phần nào bạn đã biết thêm về máy lọc nước RO rồi phải không. Cùng tìm thêm về cấu tạo vào nguyên lý hoạt động của sản phẩm này sau đây.
Tham khảo: Máy lọc nước RO nóng lạnh là gì? Ưu nhược điểm chi tiết
2.2. Linh phụ kiện máy lọc nước
- Tùy vào từng loại máy lọc nước khác nhau mà linh phụ kiện cũng có đôi chút khác nhau, dưới đây là một số linh phụ kiện thường sẽ có trong một bộ máy lọc nước.
+ Vòi nước: có rất nhiều loại vòi với chất lượng và kiểu dáng khác nhau, bạn có thể lựa chọn tùy theo nhu cầu của mình
+ Van điện từ: đây là loại van hoạt động bằng điện năng có tác dụng tách nước thẩm thấu tự do
+ Van áp thấp: có tác dụng ngắt mạch điện khi nguồn nước cấp yếu hoặc hết, van cũng sẽ ngắt điện khi lõi lọc bị tắc để bảo vệ máy
+ Van áp cao: có tác dụng điều khiển hoạt động của máy lọc nước, khi bình áp đủ nước thì van áp cao sẽ ngắt điện
+ Van nước thải: có tác dụng đưa nước thải sau khi lọc qua màng RO ra ngoài
+ Bơm: có tác dụng bơm nước, tạo áp lực nước cao đẩy qua màng lọc RO giúp màng RO hoạt động hiệu quả và ổn định nhất
+ Bình áp: có công dụng tích nước và áp suất cho hệ thống
+ Và một số phụ kiện khác
3. Sơ đồ máy lọc nước RO &Nguyên lý hoạt động máy lọc nước RO
Sau khi tìm hiểu về sơ đồ, tiếp theo mời bạn theo dõi nguyên lý hoạt động của máy lọc nước RO. Để một chiếc máy lọc nước RO có thể lọc ra nước tinh khiết đạt chuẩn uống được trực tiếp mà không cần phải đun sôi, cấu tạo hệ thống lọc từ các linh phụ kiện như lõi lọc, màng RO, bình áp… phải đảm bảo chất lượng cao nhất, đặc biệt bộ lõi lọc phải có tối thiểu là 7 lõi lọc và hoạt động tuần tự theo các bước. Cụ thể các bước lọc như sau:
Bước 1: Nước lọc sẽ được đi qua lõi lọc PP 5 micron, sẽ giúp loại bỏ rong rêu, cặn bẩn, đất cát. Lõi lọc này tuy chỉ loại bỏ các cặn thô nhưng chức năng của nó lại có tác dụng giúp bảo vệ các lõi lọc phía sau khỏi bị tắc bởi các cặn thô này.
Bước 2: Lõi lọc (OCB-GAC): Nước đi qua lõi lọc này sẽ bị loại bỏ Clo, chất hữu cơ dư thừa và các chất khí gây mùi trong nước. Trong trường hợp nước nhà bạn bị nhiễm đá vôi thì lõi lọc số 2 này sẽ được thay bằng lõi Cation.
Bước 3: Lõi lọc PP 1 micron giúp loại bỏ các cặn bẩn lơ lửng có kích thước lớn hơn 1 micron trong nước. Và nếu bước 2 bạn đã sử dụng lõi lọc đá vôi thì lõi số 3 này sẽ thay bằng lõi Cacbon Blook giúp loại bỏ các chất hữu cơ và chất lơ lửng.
Bước 4: Màng lọc RO với chất liệu TFC (Thin Film Composite) có các lỗ lọc siêu bé 0.0001 micromet được ví như là trái tim của máy lọc nước RO giúp loại bỏ 99,99% virus, vi khuẩn, amip, asen, các ion kim loại nặng và các tạp chất siêu nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy được. Tất cả sẽ bị loại sạch bởi màng RO này, giúp nước trở nên sạch tinh khiết.
Bước 5: Lõi T33- GAC được cấu tạo từ than hoạt tính, giúp cho loại bỏ vị ngang của nước.
Bước 6: Nano Silver được lắp ở vị trí cuối cùng của hệ thống lọc nước RO có chức năng ngăn ngừa tái nhiễm khuẩn khi nước lưu thông qua các vị trí khớp nối trong hệ thống lọc, bên cạnh đó còn góp phần trung hòa axit, cân bằng pH giúp nước có vị ngon ngọt hơn.
Bước 7: Bổ sung các khoáng chất có lợi cho cơ thể nhờ lõi khoáng đá, giúp cho nước vừa ngọt vừa có khoáng chất cần thiết.
Như vậy nước qua 7 bước lọc này sẽ trở nên tinh khiết, đạt chuẩn nước uống trực tiếp luôn mà không cần đun sôi.
Hy vọng với chia sẻ sơ đồ máy lọc nước RO trên đây có thể giúp ích được cho bạn và gia đình. Cảm ơn đã theo dõi bài viết.